Lịch sử Hồ_Tanganyika

Các người phương Tây đầu tiên tìm ra hồ là các nhà thám hiểm người Anh Richard BurtonJohn Speke, năm 1858. Họ phát hiện ra hồ khi đi tìm đầu nguồn sông Nile. Speke tiếp tục dò tìm và tìm thấy nguồn thực: Hồ Victoria.

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Hồ này là chiến trường của 2 trận đánh nổi tiếng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Với sự giúp đỡ của Graf von Götzen (đặt tên theo bá tước Gustav Adolf Graf von Götzen), thống đốc cũ của vùng Đông Phi thuộc Đức, người Đức đã hoàn toàn kiểm soát hồ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Tàu thủy được dùng làm cả phà chở người và hàng hóa qua hồ và cũng dùng làm căn cứ để tung ra các cuộc tấn công bất ngờ vào các đội quân Đồng Minh.[7]

Vì thế buộc các lực lượng Đồng Minh phải chiếm quyền kiểm soát hồ. Dưới quyền chỉ huy của Geoffrey Spicer-Simson, Hải quân Hoàng gia Anh đã hoàn thành nhiệm vụ đem 2 thuyền máy võ trang Mimi và Toutou từ Anh sang hồ bằng xe lửa, đường bộ và đường sông tới thành phố Kalemie trên bờ phía tây của hồ Tanganyika. Hai thuyền này đã chờ tới tháng 12 năm 1915, và làm một cuộc tấn công bất ngờ vào quân Đức bằng việc bắt giữ tàu chiến nhỏ Kingani. Tàu chiến khác của Đức Hedwig, bị đánh chìm trong tháng 2 năm 1916, chỉ còn lại tàu Götzen là tàu duy nhất của Đức dùng kiểm soát hồ.[7]

Do củng cố được vị trí ở hồ, quân Đồng Minh tiến về Kigoma bằng đường bộ, và người Bỉ thiết lập một căn cứ không quân trên bờ phía tây của hồ tại thành phố Albertville. Từ căn cứ này, họ đã làm cuộc ném bom các vị trí của quân Đức ở Kigoma và khu vực chung quanh trong tháng 6 năm 1916. Không rõ tàu chiến Götzen có bị trúng bom không (người Bỉ nói có, người Đức phủ nhận), nhưng khí thế của Đức bị suy giảm và cuối cùng tàu đó bị tháo gỡ hết súng để dùng cho nơi khác.[7]

Giai đoạn này, cuộc chiến trên hồ tới lúc bế tắc: cả hai phe đều không tấn công. Tuy nhiên, cuộc chiến trên bộ diễn tiến mạnh, có lợi cho quân Đồng Minh. Họ đã cắt đứt giao thông trên tuyến đường xe lửa trong tháng 7 năm 1916 và cô lập hoàn toàn Kigoma, khiến cho chỉ huy trưởng quân Đức Gustav Zimmer phải bỏ thành phố, rút về phía nam. Để tránh cho tàu chiến rơi vào tay quân Đồng Minh, Zimmer đã đánh đắm tàu này ngày 26.7.1916. Tàu này sau đó được vớt lên, sửa chữa và đặt tên lại là MV Liemba dùng làm tàu phà vận tải.[7]

Che Guevara

Bài chi tiết: Che Guevara

Năm 1965 nhà cách mạng người Argentina Che Guevara đã sử dụng khu bờ phía tây của hồ này làm trại huấn luyện cho lực lượng du kích ở Congo. Từ trại này, Che và lực lượng của ông ta đã tìm cách lật đổ chính phủ, nhưng rút cuộc phải rút lui, sau gần một năm, vì Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã giám sát ông ta suốt thời gian đó và giúp lực lượng chính phủ trong việc phục kích quân du kích của ông ta.

Lịch sử hiện đại

Năm 1992 hồ Tanganyika được đưa vào loạt phim tài liệu Pole to Pole (8 tập). Nhà làm phim tài liệu Michael Palin của đài BBC đứng trên tàu MV Liemba chạy qua hồ.

Từ năm 2004, hồ này là tâm điểm của nhiều sáng kiến về nước và thiên nhiên do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN khởi xướng. Dự án đặt ra trong 5 năm với phí tổn 27 triệu dollar, nhằm giám sát tài nguyên và tình trạng của hồ, đặt ra các tiêu chuẩn chung cho mức trầm tích, sự ô nhiễm có thể chấp nhận và chất lượng nước nói chung và thiết lập cơ quan quản lý lưu vực hồ.[cần dẫn nguồn]

Hồ này được xác định là nơi người ta đã nhìn thấy cá sấu ăn thịt người Gustave xuất hiện. Gustave đã giết nhiều người trong nhiều năm và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nó để hiểu rõ tập tính của nó.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hồ_Tanganyika http://www.destin-tanganyika.com/ http://www.mongabay.com/external/lake_tanganyika_w... http://www.nationalgeographic.com/adventure/news/g... http://railwaysafrica.com/index.php?option=com_con... http://tanganyika-cichlids.com/cartogra.htm http://www.tanganyika-cichlids.com/ http://www.zambiatourism.com/travel/places/tangany... http://cichlide38.free.fr/tanganyika/les%20genres.... http://www-archbac.u-psud.fr/Projects/Tanganydro/_... http://www.ilec.or.jp/database/afr/dafr06.html